0906358114

CÁCH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH

Contact Us

CÁCH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH

Làm thế nào để phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn? Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh nào là hiệu quả nhất?

Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những phương pháp để có thể thu lại kết quả phân tích đối thủ chính xác, giúp bạn kịp thời hoạch định những chiến lược kinh doanh phù hợp!

1. Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

Trước khi đi sâu vào cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh, hãy cùng điểm qua 1 vài lợi ích đem lại cho doanh nghiệp nếu bạn thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình xác định các doanh nghiệp trong thị trường cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự doanh nghiệp bạn và đánh giá những đối thủ đó dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định trước.

Phân tích đối thủ cạnh tranh tốt sẽ giúp bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình và đối thủ cạnh tranh thông qua con mắt của khách hàng. Từ đó xác định điều bạn có thể cải thiện.

Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bạn:

  • Tiết lộ thông tin thích hợp về độ bão hòa của thị trường, cơ hội kinh doanh và các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong ngành.
  • Biết khách hàng nhìn nhận bạn như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.
  • So sánh doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu để xem doanh nghiệp có thể cải thiện ở đâu và tận dụng thị trường ngách.

2. Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh

Phân tích đối thủ cạnh tranh thường được thực hiện thông qua 6 bước chính. Cụ thể như sau:

2.1. Bước 1: Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh

Để xác định các đối thủ cạnh tranh có liên quan để đưa vào phân tích của bạn, hãy bắt đầu với các tìm kiếm trên Google cũng như các trang thương mại điện tử phổ biến xung quanh sản phẩm và ý tưởng kinh doanh của bạn.

Hãy lập các tiêu chí lựa chọn nhóm đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp bạn:

  • Bán các loại sản phẩm tương tự.
  • Có một cơ sở kinh doanh tương tự.
  • Tiếp thị đối tượng nhân khẩu học tương tự hay hơi khác nhau.
  • Cả hai đều mới tham gia thị trường hay đối thủ có nhiều kinh nghiệm hơn.

Chọn lựa các đối thủ phù hợp để tiến hành phân tích

Chọn lựa các đối thủ phù hợp để tiến hành phân tích

Để tập hợp một danh sách các đối thủ cạnh tranh đa dạng giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh, bạn nên tạo một danh sách 7-10 đối thủ có liên quan, trước khi quyết định lựa chọn những đối thủ bạn muốn phân tích.

Bạn có thể tìm thông tin về đối thủ qua những kênh sau:

  • Google và các công cụ tìm kiếm: Bạn chỉ cần gõ tên đối thủ hoặc thương hiệu đối thủ đang vận hành để tìm hiểu những thông tin chung nhất về đối thủ.
  • Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo sẽ hiển thị khi bạn sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm thông tin về đối thủ cạnh tranh.
  • Khách hàng: Bạn có thể thu thập thông tin khách hàng trực tiếp (bảng hỏi, phỏng vấn,…) hoặc gián tiếp để tìm hiểu khách hàng nghĩ gì về đối thủ.
  • Ấn phẩm thương mại: Ấn phẩm thương mại online hay offline là cầu nối để đối thủ giao lưu với khách hàng và giới thiệu sản phẩm. Bạn nên theo dõi các ấn phẩm này tại kênh truyền thông của đối thủ như mạng xã hội, trung tâm thương mại,…
  • Truyền thông xã hội và diễn đàn: Bạn có thể thu thập thông tin, ý kiến từ số đông dư luận để biết được vị thế, đánh giá của đối thủ trong ngành.
  • Sử dụng báo cáo của CRIF D&B Việt Nam để thu thập thông tin đối thủ.

CRIF D&B Việt Nam là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp giải pháp thông minh để bạn có thể thu thập thông tin đối thủ vừa chi tiết, chính xác, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí. Giải pháp D&B Hoovers – Danh bạ toàn cầu tổng hợp thông tin cơ bản về các đối thủ trên thị trường và báo cáo BIR cung cấp các thông tin chi tiết hơn về đối thủ cạnh tranh trong quá trình phân tích đối thủ và đưa ra chiến lược cho công ty mình.

Giải pháp thông minh của D&B CRIF Việt Nam giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí phân tích đối thủ cạnh tranh

Giải pháp thông minh của D&B CRIF Việt Nam giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí phân tích đối thủ cạnh tranh

Ngoài các cách tìm kiếm thông tin đối thủ như trên, bạn có thể tham khảo bài viết: 13 cách thức thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh để có thể đánh giá được đối thủ một cách chính xác và hoạch định những kế hoạch tối ưu.

2.2. Bước 2: Phân loại đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh có thể phân loại theo các cấp độ cạnh tranh:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm / dịch vụ tương tự cho đối tượng mục tiêu của bạn. Đây là những thương hiệu mà khách hàng của bạn có thể so sánh với bạn. Ví dụ: Nike và Adidas là đối thủ cạnh tranh chính.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những doanh nghiệp này bán các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhưng cho một nhóm khách hàng khác. Ví dụ: Victoria’s Secret và Wal-Mart là đối thủ cạnh tranh gián tiếp
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đây là những thương hiệu có liên quan có thể tiếp thị cho cùng một đối tượng, nhưng không bán cùng sản phẩm với bạn hoặc trực tiếp cạnh tranh với bạn theo bất kỳ cách nào. Họ có thể là đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ chọn mở rộng kinh doanh. Ví dụ: Gatorade (nhà sản xuất đồ uống và thực phẩm thể thao của Mỹ) và Under Armour (công ty của Mỹ chuyên sản xuất giày dép, quần áo, đồ dùng may mặc)

2.3. Bước 3: Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh

Để tiến hành thu thập thông tin đối thủ một cách hiệu quả, bạn cần xác định các nhóm thông tin về đối thủ cạnh tranh cần thu thập. Thông thường, bạn cần thu thập 5 nhóm thông tin sau khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh:

  • Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ: Đây là những thông tin chung nhất để nắm được toàn diện kết cấu, quy mô cũng như cách hoạt động của đối thủ đó
  • Sản phẩm/ Dịch vụ của đối thủ: Đặc tính, giá cả của sản phẩm, dịch vụ của đối thủ sẽ giúp bạn hoạch định chiến lược marketing phù hợp và cải tiến sản phẩm của mình.
  • Kênh phân phối: Các đặc điểm như cấu trúc kênh, hoạt động của kênh sẽ giúp bạn tổ chức kênh phân phối của mình hợp lý nhất.
  • Truyền thông của đối thủ: Cách thức marketing online và offline của đối thủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng của công ty bạn.
  • Khách hàng của đối thủ và sự nhận thức của họ về đối thủ: Thu thập những phản hồi của khách hàng về đối thủ là một phương thức hiệu quả giúp bạn rút kinh nghiệm từ những phản hồi xấu và đưa ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

2.4. Bước 4: Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh

Khi bạn thu thập dữ liệu về nhóm đối thủ cạnh tranh này, hãy sắp xếp những dữ liệu này một cách khoa học trong một bảng để có thể dễ dàng chia sẻ và cập nhật theo thời gian. Trong bảng phân tích này, hãy phân nhóm theo các tiêu chí khác nhau mà bạn muốn so sánh và đối chiếu, chẳng hạn như:

  • Giá cả
  • Cung cấp sản phẩm
  • Tương tác trên mạng xã hội
  • Nội dung truyền thông
  • Yêu cầu của khách hàng
  • Những đặc điểm khác đáng khám phá

Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh là công cụ tuyệt vời cho các nhà quản lý khi hoạch định chiến lược cạnh tranh

Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh là công cụ tuyệt vời cho các nhà quản lý khi hoạch định chiến lược cạnh tranh

2.5. Bước 5: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh

Dựa trên mục đích phân tích mà bạn cần lựa chọn hoặc kết hợp các mô hình phân tích phù hợp. Hiện nay, có 5 mô hình phân tích phổ biến đang được sử dụng bởi nhiều nhà quản lý:

  • Mô hình SWOT: Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh.
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Mô hình 5 áp lượng cạnh tranh của Michael Porter là mô hình giúp xác định, phân tích năm lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng trong mọi ngành công nghiệp
  • Ma trận hình ảnh canh tranh CPM: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix, viết tắt là CPM) là một mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty và các điểm mạnh và điểm yếu của chính công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: Mô hình đa giác cạnh tranh là mô hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp đối thủ.
  • Phân tích nhóm chiến lược: Phân tích nhóm chiến lược là một khung phân tích cạnh tranh cho phép bạn phân tích các doanh nghiệp đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược.

2.6. Bước 6: Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi tìm hiểu các thông tin cần thiết, bạn cần trình bày rõ ràng cụ thể với cấp trên. Lúc này, bạn cần tổng hợp các thông tin và phân tích thành bản báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn trình bày

Một bản báo cáo đầy đủ thông tin của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bạn đưa ra những chiến lược tiếp thị, kinh doanh hiệu quả, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.

Báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh là bản tổng hợp kết quả phân tích để đưa ra đánh giá đối thủ và hoạch định chính sách phù hợp

Báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh là bản tổng hợp kết quả phân tích để đưa ra đánh giá đối thủ và hoạch định chính sách phù hợp

3. Những lưu ý khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh

Khi bạn bắt tay vào phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh không phải việc một sớm một chiều: Thông tin về đối thủ là tập hợp dữ liệu trong một khoảng thời gian dài, doanh nghiệp đối thủ cũng không ngừng phát triển. Vì vậy, việc thu thập dữ liệu là một quá trình liên tục — không phải việc bạn làm một lần rồi không bao giờ lặp lại.
  • Lưu ý đến thời gian, thời điểm thực hiện phân tích: Khi xem xét dữ liệu của đối thủ cạnh tranh, hãy nhớ nghiên cứu xem các công ty đã phát triển và tiến bộ như thế nào theo thời gian thay vì xem xét các phương pháp tiếp cận của họ tại một thời điểm cố định duy nhất.
  • Cần có định hướng ngay từ khi bắt đầu: Nếu bạn thiếu định hướng trong khi tập hợp các phân tích cạnh tranh của mình và không có mục tiêu cuối cùng rõ ràng, công việc sẽ khó khăn hơn rất nhiều do bạn phải loay hoay giữa tập hợp thông tin hỗn độn. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, hãy xác định mục tiêu của bạn và những gì bạn hy vọng sẽ tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu (bỏ qua các thành kiến cá nhân): Khi bạn phân tích cạnh tranh, điều quan trọng là phải nhận thức được các giả định ban đầu của bạn và kiểm tra kỹ lưỡng trên cơ sở dữ liệu thay vì dựa vào những gì bạn “nghĩ” là đúng về đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Đầu tư để có các thông tin chất lượng: Nếu bạn dám đầu tư để thu về những thông tin chất lượng thì sẽ giúp đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu xung quanh phân tích cạnh tranh. Điều đó giúp bạn có thể đưa ra những kết luận chính xác và nhanh chóng dựa trên những thông tin xác thực.

Trên đây là cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh cùng 6 bước chi tiết. Hy vọng bạn đã có thể những thông tin hữu ích và dễ dàng thực hiện khi phân tích đối thủ của chính doanh nghiệp mình.

Share this post?

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
Công Ty Nghiên Cứu Thị Trường Chuyên Nghiệp