Kinh Nghiệm Ngàn Vàng Giúp Bạn Phỏng Vấn Online Thành Công
hời gian gần đây, vô vàn doanh nghiệp khắp nơi đã từng bước áp dụng hình thức phỏng vấn online vào quá trình tuyển dụng bởi tính tiện lợi và hiệu quả của nó – đặc biệt là dưới bối cảnh đại dịch Covid-19, khi việc tiếp xúc trực tiếp giữa người–người còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, vẫn có không ít ứng viên còn gặp nhiều bỡ ngỡ và trở ngại khi lần đầu tiếp cận hình thức tuyển dụng này. Nếu có thể thích ứng và nắm bắt được những yếu tố quan trọng khi tham gia phỏng vấn online, Hosha tin chắc rằng bạn sẽ dễ dàng ghi điểm và thành công nhận lấy cơ hội làm việc đấy!
Vậy kinh nghiệm phỏng vấn online đó là gì? Hãy cùng khám phá qua nội dung sau.
Phỏng vấn online – Cánh cửa đầu tiên của nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn
Trước đại dịch toàn cầu, hầu hết các công ty hàng đầu trên thế giới như Amazon, Facebook, Google, Microsoft đều khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà. Amazon đã hủy hầu hết các cuộc phỏng vấn trực tiếp và thay vào đó là thiết lập các nền tảng phỏng vấn ảo cho các ứng viên. Nền tảng này giúp giao tiếp với các nhà tuyển dụng, hoàn thành các tài liệu cần thiết và tham gia vào các cuộc phỏng vấn.
Google đã khuyên dùng Google Hangouts hoặc BlueJeans đối với các ứng viên khi thực hiện phỏng vấn. Với các công ty hiện tại phổ biến nhất là Google Meet hoặc Zoom
Một nghiên cứu xu hướng tuyển dụng của Career Net Consulting gần đây cho biết 3 trong số 4 công ty cho rằng họ sẵn sàng tiến hành phỏng vấn từ xa nhằm tuyển dụng lao động.
Nghiên cứu cho thấy các công ty từ lĩnh vực thương mại điện tử, CNTT, khoa học & công nghệ và viễn thông thể hiện mức độ sẵn sàng cao hơn đối với việc tuyển dụng trực tuyến ngày nay.
Trực tuyến vs. Trực tiếp?
Trong khi người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc tại nhà để duy trì các chuẩn mực về khoảng cách xã hội, thì phỏng vấn từ xa cũng đang dần thay thế cho phỏng vấn trực tiếp.
Tuy nhiên, những thách thức của phỏng vấn từ xa vẫn không thể tránh khỏi. Điều này bao gồm chất lượng cuộc gọi, băng thông, chất lượng hệ thống, ánh sáng, tiếng ồn xung quanh,…
Mặt khác, nhà tuyển dụng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tổng thể ứng viên khi chỉ thông qua một màn hình trò chuyện.
Mặc cho những lợi ích từ những cuộc phỏng vấn trực tiếp truyền thống, chúng vẫn đang dần bị thay thế bởi hình thức phỏng vấn từ xa. Trong tình hình hiện nay, phỏng vấn từ xa dường như là tiêu chuẩn, là thước đo nguồn nhân lực kiểu mới. Cả hai hình thức phỏng vấn trực tiếp và từ xa này đều có những lợi ích và hạn chế, và dường như rất khó để đưa ra kết luận rằng hình thức nào là vượt trội hơn.
Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở bạn tại buổi phỏng vấn online?
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp tuân theo một quy trình khác nhau trong việc phỏng vấn ứng viên cho một vị trí từ xa. Tuy nhiên, đây là những đặc điểm phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng và có thể sẽ tìm kiếm.
Sự đáng tin
Điều quan trọng là phải thiết lập niềm tin với các nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn bằng cách cho họ thấy rằng họ có thể tin cậy vào bạn trong quá trình phỏng vấn.
Một cách hoàn hảo để bắt đầu xây dựng niềm tin cho nhà tuyển dụng chính là đúng giờ. Hoặc thậm chí, bạn có thể nêu chi tiết một hoàn cảnh “chứng minh” mức độ đáng tin của bản thân.
Giao tiếp
Ứng viên với kỹ năng giao tiếp chắc chắn sẽ là nhân vật tiềm năng mà nhà tuyển dụng nào cũng đang tìm kiếm.
Không chỉ đơn giản là hoạt ngôn, người giao tiếp sẽ biết cách xây dựng lối nói và hành văn một cách tinh gọn, dễ hiểu và đánh vào trọng tâm vấn đề. Điều này sẽ giúp cho quá trình làm việc và hợp tác của họ cũng trở nên suôn sẻ, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, tự tin giao tiếp cũng chứng minh được phần nào về năng lực thật sự của ứng viên đối với khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trước đây của họ.
Sự độc lập
Trong quá trình làm việc, một người với khả năng độc lập sẽ được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn cần biết cách sắp xếp công việc và thực hiện chúng một mình, hay thậm chí là nghiên cứu chuyên môn, tự giải đáp các thắc mắc liên quan.
Song với đó, người độc lập vẫn biết chọn lọc tình huống để biết khi nào nên cố gắng “tự thân vận động”, khi nào nên “thương thảo” nhờ cậy sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Chính vì vậy, bạn cũng cần cho nhà tuyển dụng thấy sự tháo vát, và khả năng tự quản lý công việc của chính mình trong buổi phỏng vấn online. Điều này có thể được thể hiện rõ ràng qua cách bạn đưa ra dẫn chứng cụ thể và khéo léo lồng ghép chúng trong quá trình trả lời phỏng vấn.
Chủ động
Doanh nghiệp nào cũng cảm thấy ấn tượng với một ứng viên ham học hỏi, tìm tòi, cầu tiến. Điều này sẽ giúp họ nhanh chóng phát triển và mang lại nhiều giá trị hơn cho công ty.
Vậy nên, trong suốt quá trình phỏng vấn online, bạn cũng có thể chủ ý lắng nghe và phân tích kỹ càng hơn các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Từ đó, đặt vấn đề và câu hỏi phù hợp để thể hiện sự quan tâm của mình dành cho vị trí tuyển dụng, cũng như công ty và môi trường làm việc tại đây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng thời gian cuối buổi phỏng vấn để chủ động hỏi thêm những câu hỏi và thông tin cần thiết để gây ấn tượng hơn nhé.
Có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các điểm nêu trên đều là các kỹ năng mềm. Vì vậy, chúng không được đo đếm bằng bất kỳ thước đo nào.
Trên đây là các kinh nghiệm phỏng vấn Online bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn trực tuyến của mình nhé.
Leave a Reply