Nghiên cứu định tính
1.1. Nghiên cứu định tính là gì?
Phương pháp nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu thường sử dụng để thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan điểm nhằm tìm ra insight các vấn đề. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể được sử dụng để phát hiện các xu hướng của khách hàng trong tương lai.
Những phương thức thu thập dữ liệu của nghiên cứu định tính khá đa dạng và thường không có một cấu trúc cụ thể như nghiên cứu định lượng. Một số phương pháp có thể kể đến như focus group, phỏng vấn cá nhân và quan sát. Mẫu của phương pháp này thường nhỏ và được lựa chọn kỹ hơn.
Nghiên cứu định tính thường tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách tự nhiên nhất, nhằm đảm bảo những hành vi, ý kiến, quan điểm mà đối tượng nghiên cứu đưa ra sẽ khách quan và chính xác nhất.
Nghiên cứu định tính thường trả lời câu hỏi “như thế nào” và “tại sao” về một hiện tượng, hành vi,… Ví dụ điển hình như phương pháp phỏng vấn cá nhân, người phỏng vấn sẽ đặt những câu hỏi mở để người trả lời có thể thoải mái đưa ra những quan điểm của mình, qua đó có thể thu thập được những thông tin đa dạng, thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới.
1.2. Kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính
Nghiên cứu định tính đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt. Những nhà nghiên cứu không thể chỉ dựa vào những dữ liệu thô thu được từ cuộc khảo sát để viết báo cáo, hoặc đưa ra kết luận. Rất nhiều phương pháp và kỹ thuật phân tích cần được sử dụng để giải mã những dữ liệu này, như:
1.2.1. Lý thuyết nội dung (Content theory – CT)
Dùng để giải thích tại sao nhu cầu của con người thay đổi theo thời gian? Đâu là những yếu tố thúc đẩy hành vi con người? Động lực để con người thực hiện một hành động là gì? (Thuyết về tháp nhu cầu Maslow, thuyết X thuyết Y,…)
1.2.2. Lý thuyết nền tảng (Grounded theory – GT)
Đây là một phương pháp quy nạp cung cấp một quy trình để thu thập, tổng hợp, phân tích và khái niệm hóa dữ liệu định tính cho mục đích xây dựng lý thuyết.
1.2.3. Phân tích theo chủ đề đề (Thematic analysis – TA)
Phân tích theo chủ đề là một trong những hình thức phân tích phổ biến nhất trong nghiên cứu định tính, được đánh giá là phương pháp phân tích linh hoạt bởi nó cho phép linh hoạt lựa chọn khung lý thuyết. Tuỳ vào từng phần hay từng chủ đề, nhà nghiên cứu có thể áp dụng bất kỳ lý thuyết nào. Thông qua tính linh hoạt này, phân tích theo chủ đề cho phép mô tả dữ liệu phong phú, chi tiết và phức tạp hơn.
1.2.4. Phân tích biện luận (Discourse analysis – DA)
Phân tích biện luận bao gồm nói chuyện và tương tác trực tiếp hoặc thông qua hình ảnh, biểu tượng và tài liệu để giải thích cách thức và ý nghĩa của những hành vi thu thập được.
Leave a Reply