0906358114

Một số câu hỏi phổ biến khi phỏng vấn qua điện thoại

Contact Us

Một số câu hỏi phổ biến khi phỏng vấn qua điện thoại

Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân bạn

Có thể nói, đây là một câu hỏi “kinh điển” khi phỏng vấn qua điện thoại. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng xác minh được thông tin của ứng viên. Ở câu hỏi này, ứng viên cần trả lời rõ ràng, mạch lạc.

Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Văn A, hiện đang nộp vào vị trí X tại quý công ty Y. Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là ABC, và tôi muốn nộp vào công ty vì XYZ…

Câu hỏi 2: Hãy kể cho chúng tôi biết về vị trí việc làm bạn đã trải qua gần đây nhất?

Câu hỏi về kinh nghiệm làm việc cũng khá quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên một phần qua kinh nghiệm mà họ đã trải qua để chắc chắn rằng những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có nằm trong khung năng lực mà họ cần.

Hãy thành thật về những kinh nghiệm của mình, đồng thời nói thêm một chút về kỹ năng hay những điều bạn học hỏi được qua công việc trước.

Ví dụ: Trước đây, tôi từng đảm nhiệm vị trí X ở công ty Y. Qua [số năm] năm làm việc tại đây, tôi đã tích lũy được kinh nghiệm A và B và C. Tôi tin rằng những kinh nghiệm mà tôi có được có thể đáp ứng được gói công việc mà công ty yêu cầu.

Câu hỏi 3: Tại sao bạn quyết định rời khỏi công việc cuối cùng của mình?

Đây là một câu hỏi để biết xem động cơ nghỉ việc của bạn là gì. Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy mức độ gắn kết của bạn đối với một công ty, tổ chức nào đấy. Bạn nên khéo léo về lý do nghỉ việc. Tránh những lí do liên quan đến “drama” hay nói xấu công ty cũ.

Ví dụ: Sở dĩ tôi dừng công việc trước là vì sau xx năm gắn bó, tôi nghĩ mình đã lĩnh hội đủ kỹ năng và kinh nghiệm. Tôi muốn được bứt phá nhiều hơn ở môi trường mới. Và tôi nghĩ công ty của quý vị sẽ giúp tôi thực hiện được điều đó.

Câu hỏi 4: Câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu

Đây chính là một câu hỏi để nhà tuyển dụng biết rằng vì sao nên là bạn chứ không phải là bất kỳ ai khác. Ở câu trả lời, bạn có thể kể ra những điểm mạnh của mình, đồng thời nêu lên những điểm chưa tốt và cần phát huy trong tương lai.

Ví dụ: Tôi có khả năng giao tiếp tốt, bằng chứng ở công ty trước tôi luôn được khen ngợi vì tài giao tiếp đã giúp công ty ký được những hợp đồng với đối tác quan trọng. Tuy nhiên, tôi vẫn còn hạn chế ở kỹ năng tiếng Anh. Hiện tôi đang theo học lớp giao tiếp cho người lớn để có thể phát triển kỹ năng này. 

Câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại phổ biến

Câu hỏi 5: Câu hỏi về lý do muốn ứng tuyển

Câu hỏi này đòi hỏi sự khéo léo và thông minh từ bạn. Bạn có thể lồng ghép những hiểu biết về công ty vào câu hỏi này. Những lý do hợp lý như bạn muốn trải nghiệm ở môi trường năng động, hoặc cải thiện mức lương của mình,…

Ví dụ: Sở dĩ tôi muốn ứng tuyển vào công ty này là do tôi muốn tìm được một môi trường làm việc tốt. Vừa qua, công ty có nhận được danh hiệu Top 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất nên tôi cảm thấy đây sẽ là một môi trường phù hợp. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn phát triển thêm những kỹ năng của mình ở khía cạnh ABC mà tôi nghĩ rằng gói công việc XYZ có thể giúp tôi thực hiện điều này.

Câu hỏi 6: Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?

Một câu hỏi về khả năng định hướng tương lai của ứng viên và về mức độ gắn bó lâu dài với công ty.

Ví dụ: Trong 5 năm tới, tôi đã vạch ra những lộ trình nhỏ hơn để có thể dễ dàng đo lường. Cụ thể là trong 1 năm tới, tôi muốn phát triển kỹ năng X, lên mức lương Y  và vị trí Z. Sau 2 năm, tôi sẽ mong muốn đạt được mức lương Y’ cùng vị trí Z’…

Câu hỏi 7: Đâu là mức lương mong muốn của bạn?

Có thể nói, đây là câu hỏi sau khi nhà tuyển dụng đã khá hài lòng về khả năng của bạn. Chính vì thế, hãy đưa ra mức lương bạn thấy phù hợp với năng lực của mình. Đừng ngại cả nể với người tuyển dụng, bởi họ cũng chỉ đang muốn lắng nghe nguyện vọng của ứng viên mà thôi.

Ví dụ: Tôi nghĩ rằng với kinh nghiệm của mình và gói công việc tại công ty, tôi xứng đáng nhận được khoảng lương từ xx triệu đồng đến xx triệu đồng. Đây sẽ là mức lương phù hợp với vị trí này.

Câu hỏi 8: Bạn có bất kỳ câu hỏi nào cho tôi không?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng thấy được sự mong muốn của bạn đối với vị trí bạn đang ứng tuyển. Việc đặt ra những câu hỏi về công ty và về công việc mới cho thấy bạn là người chủ động nữa đấy! Hãy tham khảo các câu hỏi đã liệt kê ở bên trên nhé!

Share this post?

admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
Công Ty Nghiên Cứu Thị Trường Chuyên Nghiệp