HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAI ĐOẠN GIÃN CÁCH XÃ HỘI VÀ NHỮNG KỲ VỌNG KHI TRỞ LẠI CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG MỚI
Đã hơn 3 tháng, các khu vực thành phồ lớn tại Việt Nam như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương,… phải tạm ngưng hầu như các hoạt động phát triển kinh tế chỉ để tập trung đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này. Do vậy, nó ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng để có thể sinh sống và hòa hợp trong giai đoạn giãn cách đầy biến động này. HOSHA đã có một cuộc nghiên cứu để tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng trong giai đoạn giãn cách xã hội hiện nay và những kỳ vọng của họ khi sắp phải bước vào một giai đoạn bình thường mới.
Khi các khu vực thực hiện giãn cách, ‘Lướt web và mạng xã hội’ là hoạt động được người tiêu dùng dành nhiều thời gian nhất trong giai đoạn giãn cách xã hội với tỷ lệ 99%. Đồng thời, Lướt web và mạng xã hội’ là hoạt động phổ biến nhất ở cả hai nhóm tuổi với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, hoạt động ‘Chăm sóc bản thân/ gia đình’ thì có sự khác biệt rõ rệt với 51% ở nhóm 18-34 tuổi và 90% ở nhóm 35-55 tuổi.
Như vậy, nhóm độ tuổi có những thay đổi ngoài lướt web và mạng xã hội thì người trong nhóm 35-55 tuổi dành thời gian nhiều nhất cho hoạt động chăm sóc bản thân và gia đình; trong khi đó, nhóm từ 18-34 tuổi thì cân bằng thời gian giữa công việc/ học hành và chăm sóc bản thân/ gia đình.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có những lo lắng nhất định khi phải thực hiện chế độ giãn cách dài ngày của khu vực không biết khi nào kết thúc.
Người tiêu dùng thể hiện mối lo lắng lớn nhất về sự gián đoạn công việc và kế hoạch cá nhân với tỷ lệ 78%. Tiếp theo đó là sự an toàn của người thân/ gia đình, thu nhập giảm và sức khoẻ/ tính mạng của bản thân với tỷ lệ lần lượt là 77%, 64% và 60%. Bên cạnh đó, khó khăn trong mua việc mua sắm nhu yếu phẩm cho gia đình và chất lượng cuộc sống của họ giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng trong mùa dịch hiện nay.
Với những lo lắng như trên, thì kỳ vọng lớn của hầu hết các độ tuổi đều là việc được quay trở lại công việc để hoàn thành các ké hoạch các nhân và tăng thu nhập cho cá nhân, ổn định lại công việc và cân bằng lại cuộc sống. Ngoiaf ra, đối với ‘Tham gia các hoạt động, sự kiện và giải trí trực tiếp’ thì nhóm 18-34 tuổi có sự chênh lệch rõ rệt đến 25% so với nhóm 35-55 tuổi.
Đồng thời, đại dịch Covid-19 đã làm cho người tiêu dùng đề cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ hơn. Ngoài ra, các yếu tố khác như cần phải có khoảng tiết kiệm dự phòng và thích ứng với việc làm trực tuyến,…cũng được người tiêu dùng quan tâm và nhận thức.
Việc bùng phát dịch Covid 19 đã gây nên nhiều ảnh hưởng trong đời sống của người dân Việt Nam. Hành vi người tiêu dùng cũng tư đó mà thay đổi nhiều để thích ứng với việc phải sống chung với dịch trong tương lai.
Vì thế mà nó là một tiềm năng và nhân tố giúp các nhà kinh doanh suy nghĩ về các sản phẩm và dịch vụ có thể phục vụ tốt cho người tiêu dùng của mình trong bất kì những trường hợp nào.
Leave a Reply