Cách viết một brief nghiên cứu thị trường sao cho chuẩn
Các công ty nghiên cứu sẽ sử dụng brief để hiểu những gì họ cần phải làm để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của khách hàng một cách tốt nhất. Một bản proposal sẽ cho thấy phương pháp, thời gian và chi phí thực hiện của công ty nghiên cứu.
Một brief được tạo ra nên được ưu tiên dưới dạng văn bản hoặc email trao đổi giữa hai bên. Khách hàng (client) nên dành thời gian để chuẩn bị một brief chính xác và đầy đủ để tránh hiểu lầm không đáng có giữa khách hàng và công ty nghiên cứu. Điều này đặc biệt quan trọng khi nhiều agency cùng được mời tham dự pitch cho dự án, tất cả cần được đảm bảo nhận được thông tin brief giống nhau.
Dưới đây là những yếu tố chính để tạo nên một bản brief tốt và lý do chúng đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ nghiên cứu thị trường:
1. Brief background về công ty và những quyết định được đưa ra dựa trên nghiên cứu thị trường.
2. Mục tiêu: Việc nghiên cứu cần rút ra điều gì.
3. Chủ đề: Việc nghiên cứu sẽ tập trung vào điều gì
4. Đối tượng nghiên cứu: Địa lý học, phạm vi, đặc điểm đối tượng cần được nghiên cứu.
5. Tiềm năng thực thị: Ngân sách, thời gian thực hiện.
6. Các yêu cầu đặc biệt khác
Background
Giới thiệu ngắn về công ty và lý do dẫn đến nhu cầu cần nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp những nội dung có giá trị đối với người nghiên cứu. Background chỉ cần đảm bảo đưa ra điểm bắt đầu và gợi ý để công ty nghiên cứu có thể hiểu về công ty, sản phẩm/dịch vụ của họ một cách chi tiết hơn. Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta có thể giải thích:
– Lý do nghiên cứu này cần được thực hiện.
– Quyết định sẽ được đưa ra.
– Có thể những nhà nghiên cứu trước đó chưa làm cho công ty này, nhưng họ có thể đã làm những dự án tương tự. Việc hiểu các quyết định có khả năng được đưa ra sẽ giúp người làm nghiên cứu hiểu được loại insight và mức độ chi tiết của thông tin cần được đưa ra.
Mục tiêu
Số mục tiêu nhỏ và cụ thể (thường tối đa đến 8) sẽ đem lại sự rõ ràng và tập trung cho việc nghiên cứu. Những mục tiêu này không chỉ giúp đem lại sự tập trung suy nghĩ khi viết chúng mà còn cho phép đội ngũ nghiên cứu tạo thêm giá bằng cách đưa ra các khuyến nghị về sự chọn lọc hoặc giúp định nghĩa những mục tiêu chưa được đề cập đến trước đó.
Chủ đề
Những thông tin chi tiết cụ thể về chủ đề nghiên cứu (ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ, …) giúp công ty nghiên cứu có thể nắm rõ và định hình cấu trúc, kết quả cuối cùng của nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Những thông tin cần thiết về đối tượng nghiên cứu cần được cung cấp rõ ràng trong nghiên cứu. Ví dụ:
– Khách hàng/ không phải khách hàng.
– Quốc gia.
– Người dùng cuối/ supply chain.
– Demographics, hành vi hoặc thái độ,…
– Ngân sách, thời gian thực hiện.
Ngân sách và thời gian
Việc thiết kế cách thức nghiên cứu cần được dựa trên những thông tin về mức độ chất lượng của báo cáo (độ chuyên sâu và độ phủ của insight, số người tham gia trong nghiên cứu và số nhóm phụ trách), thời gian và chi phí.
Tất cả đòi hỏi việc đặc biệt cân bằng rằng có những insight thiết thực mà không phung phí bừa bãi ngân sách cho nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu, số người tham gia, địa điểm và thời gian thực hiện, tất cả sẽ đều có ảnh hưởng đến chi phí bỏ ra. Việc xác định rõ những yếu tố có tính giới hạn như ngân sách và thời gian ở thời điểm bắt đầu, sẽ giúp ta hiểu rõ cách tiếp cận và/hoặc quy mô của dự án.
Những yêu cầu khác
Bất kỳ yêu cầu đặc biệt hay thêm vào nào cũng cần được làm rõ, ví dụ yêu cầu về nơi ở của focus groups, những người cần đặc biệt được phỏng vấn, … Tương tự, bất kỳ nguồn lực hay sự hỗ trợ nào có sẵn để giúp đỡ việc nghiên cứu cũng nên được đưa ra và làm rõ để đảm bảo tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc.
Sự linh hoạt
Cuối cùng, việc đề nghị đơn vị nghiên cứu có thể sáng tạo thêm cũng sẽ rất hữu ích, ví dụ họ có thể sẽ đưa ra những lời khuyên về cách thức tiếp cận khác hoặc giải pháp thay thế trong mức ngân sách khác.
Các yếu tố thực tiễn khi lên kế hoạch nghiên cứu thị trường
Cuối cùng, bất kì việc nghiên cứu thị trường nào cũng có thể đáp ứng hai trong ba yếu tố dưới đây:
– Chi phí thấp
– Chất lượng cao
– Tiến trình thực hiện nhanh
Mặc dù quan trọng, tuy nhiên nhiều khi thông tin vẫn bị thiếu hoặc không được chia sẻ trong brief. Thỉnh thoảng có thể do lý do thiếu sự tin tưởng hoặc khách hàng cho rằng nếu nói ra budget, công ty nghiên cứu sẽ ra giá theo đó. Những bước cơ bản có thể được thực hiện để xây dựng lòng tin và tận dụng chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu:
Công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng sẽ tuân theo Market research Society (MRS) Code of Conduct – thứ đảm bảo sự đáng tin. Để đảm bảo hơn, khách hàng có thể đề nghị công ty nghiên cứu ký một bản hợp đồng không tiết lộ (NDA) trước khi chia sẻ bất kỳ thông tin nhạy cảm nào.
Ngân sách có thể là một chủ đề nhạy cảm và người nghiên cứu không thể luôn luôn dự đoán trước bởi rất khó để ngay lập tức đưa ra một con số cụ thể. Trong trường hợp này, việc cung cấp cả mức giá định trước và mức giá trần hay tối đa có thể sẽ rất hữu ích để khuyến khích agency thể hiện hết giá trị của khoản đầu tư thêm vào. Việc không có chỉ dẫn có thể khiến bản proposals trở nên mù mờ và đáng thất vọng cho cả hai bên.
Các dự án thành công nhất đều bắt nguồn từ mối quan hệ làm việc chặt chẽ, khi đội ngũ nghiên cứu có thể trở thành một phần của chính team khách hàng và tham gia vào việc tạo thêm giá trị ở tất cả các giai đoạn.
Dành thời gian để chuẩn bị một bản brief nghiên cứu thị trường với cách cận rõ ràng cùng tư duy hợp tác sẽ nâng cao đáng kể thành công và giá trị của các dự án được thực hiện.
Các dự án có thể có chất lượng cao và hoàn thành nhanh chóng, nhưng chắc chắn sẽ không rẻ. Tương tự, cần phải chấp nhận chất lượng của thông tin thấp hơn nếu dự án cần được thực hiện nhanh chóng với chi phí rẻ. Có một brief chuẩn chỉnh, rõ ràng, sẽ giúp công ty nghiên cứu có thể tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất.
Leave a Reply